06/04/2020 - 02:37 PM - 3.883 景色

VISA Y TẾ LÀ GÌ
Khái niệm
Visa y tế là một loại thị thực được cấp cho bệnh nhân nước ngoài và người chăm sóc đi cùng, có nhu cầu đến Nhật Bản vì mục đích y tế.
Đối tượng
Phạm vi đối tượng được cấp Visa y tế rất rộng. Visa y tế không chỉ được cấp cho những người có mục đích chữa bệnh mà còn bao gồm cả khám sức khỏe tổng quát cũng như điều trị phục hồi (kể cả bằng phương pháp tắm suối nước nóng).
Đối với người đi cùng, không chỉ là người có quan hệ gia đình với bệnh nhân, mà khi cần thiết có thể xin cho cả người ngoài.
Lưu ý: Để visa dễ được thông qua thì nên chọn người đi cùng có mối quan hệ với bệnh nhân và có thể chứng minh được mối quan hệ đó.
Hiệu lực của visa
Khi cần thiết, thị thực có thể được cấp với hiệu lực lên đến 3 năm.
Thời hạn lưu trú
Dưới 90 ngày, 6 tháng hoặc 1 năm tùy thuộc vào tình hình điều trị của bệnh nhân.
Ngoài ra với những bệnh nhân phải qua Nhật nhiều lần theo phác đồ điều trị bệnh, thì có thể xin loại visa y tế nhiều lần, khi ấy người bệnh cần cung cấp kế hoạch điều trị do cơ sở y tế tại Nhật chứng nhận.
HỒ SƠ XIN CẤP VISA Y TẾ
Việc xin cấp Visa y tế chỉ có thể thực hiện tại Đại sứ quán hay Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam. Hồ sơ xin cấp Visa y tế bao gồm:
(a) Hộ chiếu còn hạn 6 tháng
(b) Ảnh chụp (4.5 x 4.5)
(c) Đơn xin cấp visa (download)
(d) Chứng nhận tiếp nhận của bệnh viện và cơ quan bảo lãnh (ANP)
(e) Chứng minh năng lực tài chính (sao kê ngân hàng, số dư tài khoản)
(f) Chứng minh nhân thân (Thẻ căn cước v..v..)
(g) Chứng minh quan hệ giữa người đi cùng và bệnh nhân (sổ hộ khẩu, chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh v..v..)
Trường hợp cần Visa y tế nhiều lần, cần bổ sung thêm:
(h) Kế hoạch điều trị (do cơ sở y tế tại Nhật chứng nhận)
Giấy chứng nhận tiếp nhận và bảo lãnh Visa y tế lấy ở đâu?
Trong những giấy tờ đã liệt kê bên trên mọi giấy tờ ngoài mục (d) và (h), về cơ bản người bệnh đều có thể tự chuẩn bị được. Vậy giấy tờ quan trọng nhất (d) Giấy chứng nhận tiếp nhận và bảo lãnh Visa y tế thì lấy ở đâu và thủ tục như thế nào?
Giấy chứng nhận tiếp nhận và bảo lãnh Visa y tế
Giấy chứng nhận tiếp nhận và bảo lãnh Visa y tế được cấp bởi những đơn vị liên kết dịch vụ y tế chuyên nghiệp, được Bộ ngoại giao Nhật Bản chỉ định cấp phép. Danh sách những đơn vị này có thể tìm tại trang thông tin chính thức của Bộ ngoại giao Nhật Bản: https://www.mofa.go.jp/j_info/visit/visa/medical_stay2.html
Asia New Power (ANP) là một trong những đơn vị uy tín được cấp phép.
Để nhận được loại giấy tờ này, Quý khách liên hệ với đơn vị bảo lãnh như ANP và cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu, chờ chúng tôi xác nhận và cấp chứng nhận. Khi xác nhận đầy đủ thông tin chúng tôi có thể cấp chứng nhận ngay trong ngày.
ANP vinh dự được Bộ ngoại giao Nhật Bản cấp chứng nhận “Đơn vị bảo lãnh Visa y tế” vào ngày 10 tháng 4 năm 2019. Cho đến hiện tại (tháng 4/2020) chúng tôi đã cấp bảo lãnh visa y tế cho hơn 200 trường hợp khách hàng Việt Nam qua Nhật khám và điều trị y tế.
Là doanh nghiệp phục vụ cho người Việt Nam, chúng tôi hân hạnh được đồng hành và trợ giúp về pháp lý để Quý khách không gặp bất kì trở ngại nào khi thăm khám và điều trị y tế tại Nhật Bản.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi khi có bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục xin Visa y tế, ANP luôn sẵn sàng lắng nghe và trợ giúp Quý khách hết mức có thể.
THỜI GIAN CÓ KẾT QUẢ VISA Y TẾ
Vì tính chất đặc biệt của thị thực này mà Visa y tế có thể được cấp chỉ sau 7-10 ngày nộp đơn.
Và khi có bảo lãnh y tế và hồ sơ đầy đủ thì hầu như chắc chắn sẽ được cấp. Tỉ lệ được cấp visa y tế do ANP bảo lãnh cho đến thời điểm hiện tại (tháng 4/2020) là 100%.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
- Visa y tế chỉ được xin cấp tại Việt Nam. Trường hợp người bệnh đã ở Nhật và mong muốn kéo dài thời gian lưu trú để điều trị có thể xin gia hạn visa hiện có. Cụ thể thủ tục gia hạn xin liên hệ email nguyen@asianewpower.com để được hướng dẫn cụ thể.
- Người sở hữu visa y tế có trách nhiệm khai báo trung thực lịch trình lưu trú tại Nhật bao gồm ảnh chụp dấu xuất nhập cảnh và ảnh chụp vé máy bay cho đơn vị bảo lãnh y tế (ANP) cũng như những thay đổi trong lịch trình (nếu có).
- Người bệnh và người đi cùng phải có lịch trình lưu trú tại Nhật giống nhau. Người đi cùng không thể tới trước và không thể ở lại sau khi người bệnh đã rời khỏi Nhật Bản.